Pháp luật về quy hoạch đô thi và nông thôn

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được ban hành ngày 26/11/2024.

   Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được ban hành ngày 26/11/2024. 
   Luật gồm 05 chương, 59 Điều. Quy định một số nội dung cơ bản như: quy định về hệ thống quy  hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy  hoạch đô thị và nông thôn; quản lý Nhà nước về quy  hoạch đô thị và nông thôn.
   Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. 
   Luật Quy hoạch đô thị 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, Luật Kiến trúc 2019, Luật Đầu tư 2020 và Điều 29 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn hiệu lực của quy hoạch theo quy định của Luật này.
5 điểm nổi bật trong bộ luật mới, có thể tóm tắt như sau,
    Thứ 1) Đô thị được phân thành 06 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
    Thứ 2) Việc xác định tiêu chuẩn và phân loại đơn vị HCĐT và đơn vị HCNT thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
   Thứ 3) Căn cứ vào tình hình phát triển KTXH của từng giai đoạn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về phân loại đô thị bảo đảm các xu hướng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
    Thứ 4) Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia. 
    Thứ 5) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
    Thứ 6) Hệ thống QHĐT & NT gồm 05 loại (QHĐT, QHNT, QH KCN, QH KGN, QH CN HTKT), 03 cấp độ quy hoạch, các trường hợp phải lập QHC, QHPK, QHCT. Theo đó,
     (1) QHĐT đối với thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn, đô thị mới;
     (2) QHNT đối với huyện, xã;
     (3) Quy hoạch khu chức năng đối với khu chức năng;
     (4) Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc trung ương;
     (5) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương.
Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được sử dụng đối với các công việc sau đây:
     (1) Khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (2) Lập và điều chỉnh, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (3) Quản lý nghiệp vụ công tác lập quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (4) Công bố, công khai quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (5) Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (6) Lập báo cáo rà soát quy hoạch; tổ chức đấu thầu; tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch;
     (7) Xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn.
     (8) Công việc khác liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Định mức, phương pháp lập và quản lý chi phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn sẽ được ban hành.
 

Tin liên quan

Liên kết website